Kinh tế

Nhìn lại 5 năm phát triển của ngành nông nghiệp huyện Thạch Thất khi sát nhập về Thủ đô Hà Nội

(01:58:00 19/07/2013) Đến tháng 8 năm 2013 là tròn 5 năm huyện Thạch Thất được sát nhập về thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008 của Quốc hội khóa 12 về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội.

5 năm qua, kinh tế của huyện Thạch Thất đã có bước tăng trưởng khá trên các lĩnh vực.Trong đó nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của huyện. Đến năm 2012 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2007 chưa sát nhập với Thủ đô Hà Nội, đạt mức tăng trưởng bình quân 5 năm là 5,2% năm.

Đối với ngành trồng trọt, UBND huyện Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như đưa những bộ giống ổn định, các giống lúa ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng gạo ngon và có giá trị thương phẩm trên thị trường vào gieo cấy ở tất cả các hợp tác xã trong huyện như: Hương Thơm số 7, các giống lúa thuần lai, Tẻ Thơm, Nếp, XI23, BC15 và nhiều giống lúa khác. Đặc biệt  ngành trồng trọt đã hình thành những vùng chuyên canh, những mô hình lúa năng suất và chất lượng cao ở nhiều hợp tác xã trong huyện.

Đến năm 2012, huyện Thạch Thất đã đạt năng suất lúa bình quân là 58,8 tạ/ha tăng 6,8 tạ/ha so với năm 2007, trong đó các giống lúa ngắn ngày năng suất và chất lượng cao chiếm từ 70- 80% tổng diện tích gieo cấy trong năm. Huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh 500ha ổn định ở các xã Đại Đồng, Cẩm Yên, Phú Kim, Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Xá, Hạ Bằng. Quy hoạch trồng cây ăn quả ở  xã Kim Quan, Bình Yên, Yên Trung và Lại Thượng.

 

Giao thông nội đồng của xã Đại Đồng- huyện Thạch Thất

 

Đồng lúa cao sản của hợp tác xã Lại Thượng- huyện Thạch Thất

Cùng với gieo cấy 2 vụ lúa cho hiệu quả kinh tế cao, để tăng giá trị sử dụng trên 1 diện tích đất canh tác, mô hình những cánh đồng mẫu lớn 3, 4 vụ đã được thực hiện thành công với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu thời vụ. Huyện Thạch Thất đã có những mô hình thâm canh hiệu quả kinh tế cao từ các cây, hoa màu khác như mô hình hoa Ly ở xã Yên Bình, Đại Đồng cho thu hoạch 2,5 đến 2,8 tỷ đồng/ha/năm. Những vùng rau an toàn ở Hương Ngải, Dị Nậu, Canh Nậu, Kim Quan, Hạ Bằng, Bình Yên, Yên Bình với các loại cây hoa màu như ngô, đậu, lạc, khoai tây, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, dưa lê đem lại hiệu quả gấp 3- 5 lần so với trồng lúa.

Mô hình hoa ly ở xã Đại Đồng- huyện Thạch Thất

Mô hình cây Thanh long ở xã Kim quan- huyện Thạch Thất

Cơ giới hóa được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Từ nguồn hỗ trợ của thành phố và nguồn ngân sách huyện, huyện đã  mua sắm được 68 máy làm đất, 2 máy gặt đập liên hợp, 2 máy cấy, 14 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, xây 1 kho lạnh bảo quản nông sản ở xã Hương Ngải. Đến nay toàn huyện đã có 258 máy làm đất các loại, 150 máy tuốt lúa.

Máy gặt đập liên hợp trên cánh đồng của xã Lại Thượng- huyện Thạch Thất

Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Thạch Thất phát triển ổn định. Toàn huyện đã có 52 trại lợn, tập trung ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân, Lại Thượng, Cẩm Yên, Kim Quan, Thạch Hòa. Mỗi trại lợn nuôi từ 1000- 2000 con, đặc biệt ở xã Yên Bình có trang trại lợn rừng tổng đàn lợn gần 10.000 con. Đàn gia cầm tăng từ 600.000 con năm 2007 lên trên 800.000 con năm 2012, đàn trâu bò tăng từ 4.835 con năm 2007 lên 7000 con năm 2012. UBND huyện đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Lại Thượng, Bình Yên, Kim Quan để tiếp tục chăn nuôi dần dần theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau khi sát nhập 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung về huyện Thạch Thất, sản xuất lâm nghiệp được quan tâm hơn, duy trì và phát triển kinh tế rừng hàng năm ở mức tổng diện tích trên 2500ha, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đều tăng ở các năm và đến năm 2012 đạt trên 17 tỷ đồng góp phần tăng thu nhập cho các hộ miền núi.

Mô hình nuôi lợn rừng của anh Trương Cao Sơn- xã Yên Bình- huyện Thạch Thất

Chăn nuôi thủy sản với các mô hình nuôi cá, ba ba, ếch đang được đầu tư phát triển mạnh ở các xã Đại Đồng, Lại Thượng, Phú Kim, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Tiến Xuân, Yên Bình cho thu nhập khá, năng suất bình quân đạt 13,8 tạ/ha năm 2007 lên 29,7 tạ/ha năm 2012, sản lượng tăng từ 550 tấn năm 2007 lên 1.845 tấn năm 2012.

Mô hình nuôi cá của anh Kiều Hữu Hợp- thôn Minh Nghĩa- xã Đại Đồng- huyện Thạch Thất

Công tác dồn điền đổi thửa đang được tích cực triển khai, mở ra một phương thức sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bền vững hơn trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất trong những năm tới.


Đ/c Phạm Quang Nghị thăm mô hinh cây cảnh ở xã Đồng Trúc- huyện Thạch Thất

Trần Thanh

Gửi bình luận

Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài


Loại Mua Bán

Đ?ẩm:

°C

Đ?ẩm:

°C