Nói đến đi chợ tết cuối năm, hẳn ai cũng có một cảm giác rạo rực trong
lòng mình vì khi chợ vào phiên từ sáng sớm khi đài truyền thanh huyện Thạch
Thất bật nhạc hiệu phát thanh thì đã nghe những tiếng nói cười vui vẻ của
bà con trong thôn chuẩn bị những sản vật của gia đình mình để đem đến chợ
Gò Chói để mua bán trao đổi. Ngay từ lúc tinh mơ bà con ở các thôn trong xã
và các xã lân cận như. Đá Thâm, Cửa Khâu, xã Đông Xuân, Xóm Thuống
yên Bình và thương lái ở các xã ngoài xuôi cách nhau không bao xa nhưng khi
cả núi rừng còn chìm trong bóng đêm với những cơn gió lạnh buốt cùng màn
sương đặc giăng kín, chị Thịnh thôn Bãi Dài đã thức dậy lịch kịch chuẩn bị
cho kịp phiên chợ tết. “ Tết ở vùng cao đến sớm lắm ”, Chị nói. Điều đó có lẽ
là đúng, bởi tiết trời đã bước sang xuân với những cánh đào phai đã phớt hồng
khoe sắc. Nhưng có lẽ sớm hơn là không khí Tết đã về trong các phiên chợ
vùng cao, góp phần tạo nên những sắc màu của núi.
Chợ phiên những ngày giáp Tết đông vui, nhộn nhịp và có thời gian dài hơn
hẳn những phiên chợ thường. Ngay từ khi còn tối trời, bà con đã ý ới gọi
nhau đi chợ, từ tờ mờ đất, tối trời đã có người đến chợ, thời điểm đó chợ bắt đầu
vào phiên. Nhộn nhịp người, đa rạng hàng hóa, lung linh sắc màu thổ cẩm với
những trang phục truyền thống của các Pố, Mế, các “Mạng” trong phiên chợ
vùng cao Tiến Xuân có đặc trưng và có hồn riêng. Tuy là phiên chợ vùng cao
nhưng hàng hóa cũng đa rạng chẳng thiếu thứ gì, người mua bán tấp nập, náo
nhiệt cả một góc rừng, miên man cả một cánh đồng. Trước đây và bây giờ
cũng vậy, người ta đến chợ là để được vui. Người già vui vì được gặp bạn
bè, được hút một điếu thuốc lào, được ngồi với nhau uống một chén riệu
xuông. Thế là quý rồi, còn người trẻ coi đi chợ là đi chơi, đi thưởng thức thứ
không nhất thiết phải mua sắm gì. Có lẽ vì thế mà chợ phiên ngày gáp tết ở
Tiến Xuân bao giờ cũng đông hơn, vui hơn, có lẽ vui nhất vẫn là đám trẻ
nhỏ. Cả đêm háo hức dậy sớm theo bố, mẹ đi chợ. Là được diện những bộ
quần áo mới, xem những thứ đồ chơi ngộ nghĩnh, nhất là được ăn một bát
phở nóng của nhà hàng kim phương chế biến.
Nết đặc trưng của phiên chợ vùng cao đều là những phiên chợ mua bán các
loại sản vật của người dân trồng được, nuôi được. nhỏ là bó rong, củ gừng,
các loại hoa, quả … lớn là con gà, con lợn. mặc dù người dân cuộc sống còn
gặp nhiều khó khăn nhưng ở các phiên chợ, người ta lại thấy một cuộc sống
sôi động. Người vùng cao dù không có tiền vẫn đến chợ bởi đã từ lâu chợ
phiên đã trở thành nết văn hóa và chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa,
nếp sóng của người miền núi.
Từ trên đồi nhìn xuống, chợ Tiến Xuân với những sắc màu áo xanh áo đỏ
rực rỡ, lung linh thêm sắc màu của núi bồng bềnh sương lam. Xuân đã về trên
những núi cao lộng gió cùng với cánh đào phai vươn mình khoe sắc. Những
tiếng cười đâu đó vang lên khắp núi rừng. Một cuộc sống ấm no đang về trên
những bản Mường Tiến Xuân.
Loại | Mua | Bán |