Chính trị

Hàng nghìn người tham dự Lễ khai hội Chùa Tây phương năm 2024

(14:00:00 13/04/2024) Sáng ngày 13/4 (tức ngày mùng 5/3 âm lịch), tại Chùa Tây Phương, Huyện ủy- HĐND- UBND- UB MTTQ huyện Thạch Thất trang trọng tổ chức Lễ khai hội Chùa Tây Phương năm 2024 và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được công nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Lãnh đạo Tp Hà Nội tặng hoa chúc mừng
 
Tham dự Lễ khai hội, có đồng chí Phạm Quí Tiên- TUV- Phó Chủ tịch HĐND Tp Hà Nội; đồng chí  Vũ Thu Hà- TUV- Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội; đồng chí Đỗ Đình Hồng- TUV- Giám đốc Sở văn hóa và Thể thao Hà Nội; đồng chí Nguyễn Hồng Nhật- Phó trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; đồng chí Đinh Văn Khóa- Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành Thành phố; lãnh đạo các huyện: Phúc Thọ, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây.
Đại biểu huyện Thạch Thất, có đồng chí Lê Minh Đức- TUV- Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng- Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Minh Hồng- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện; các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy- Thường trực HĐND- Lãnh đạo UBND, UB MTTQ huyện; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ; Ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện; Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo UBND 23 xã, thị trấn; cùng đông đảo tăng ni, phật tử, nhân dân và du khách thập phương.
 
 
Chương trình văn nghệ đặc sắc chào mừng Lễ khai hội
 
Phát biểu khai hội truyền thống Chùa Tây Phương và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được công nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (2014- 2024), đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng- Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện- Trưởng ban Chỉ đạo Lễ hội cho biết: Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, Phật tử thập phương. 
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng- Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện- Trưởng ban Chỉ đạo Lễ hội phát biểu khai hội Chùa Tây Phương năm 2024
 
Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. 
Năm 2015, Bộ tượng Phật chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia
Năm 2022, Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch của Thành phố. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất trong việc đưa huyện Thạch Thất thành một điểm đến an toàn, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Để di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương đạt được vị thế xứng tầm một trung tâm văn hóa tâm linh, lễ hội truyền thống tiêu biểu của thành phố Hà Nội, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hồng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, sự hướng dẫn của Bộ VHTT&DL, của các Sở, ngành cấp trên, nhằm đưa Lễ hội chùa Tây Phương vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành một giá trị văn hóa tiêu biểu Thủ đô và huyện Thạch Thất,…;
Đồng chí Lê Minh Đức- TUV- Bí thư Huyện ủy nổi hồi trống khai hội
 
Trong không khí hân hoan, đồng chí Lê Minh Đức- TUV- Bí thư Huyện ủy đã đánh trống khai hội. Ngay sau đó, các đại biểu cùng các chức sắc, tăng ni, phật tử và du khách thập phương tiến hành nghi lễ rước kiệu, thành kính dâng hương, thả chim, thả cá phóng sinh. Đây là phần nghi lễ tâm linh quan trọng nhất, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
 
Các đại biểu cùng các chức sắc, tăng ni, phật tử và du khách thập phương thành kính dâng hương, thả chim phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
 
Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2024 và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được công nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt được huyện Thạch Thất tổ chức trong thời gian 10 ngày (từ ngày mùng 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Tham gia Lễ hội, du khách thập phương sẽ được hòa mình vào nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng tâm linh trang trọng, tôn nghiêm của phần lễ. Phần hội có các hoạt động: Múa lân sư rồng, biểu diễn trống hội, ca múa nhạc, múa rối nước; Đồng thời diễn ra các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: Đồ gỗ mỹ nghệ xã Canh Nậu; Cơ kim khí xã Phùng Xá; Nhà kẻ chuyền gỗ xã Hương Ngải; Quạt xã Chàng Sơn; Mây giang đan xã Bình Phú; Chuồn chuồn tre, chè lam, bánh tẻ xã Thạch Xá; Chè kho xã Đại Đồng…
 
 
 
 
 
 
 
 
Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ khai hội Chùa Tây Phương năm 2024
 
Các hoạt động ý nghĩa tại lễ hội truyền thống chùa Tây Phương nhằm khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, tiếp tục giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau biết tôn trọng và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, phát huy truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước, tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Đồng thời, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương và quê hương, con người Thạch Thất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương nói riêng và các di tích trên địa bàn huyện Thạch Thất nói chung./. 

Thảo Linh- Hữu Thiện- Duy Hanh

Gửi bình luận

Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài


Loại Mua Bán

Đ?ẩm:

°C

Đ?ẩm:

°C