Xây dựng nông thôn mới

Một gia đình nông dân nghèo nuôi 5 con đỗ đại học

(02:08:00 14/05/2013) Ông Cấn Liên năm nay 59 tuổi, vợ ông là bà Nguyễn Thị Xuyến kém ông 1 tuổi ở thôn 2 xã Hương Ngải huyện Thạch Thất – TP Hà Nội .

     Ông Cấn Liên năm nay 59 tuổi, vợ ông là bà Nguyễn Thị Xuyến kém ông 1 tuổi ở thôn 2 xã Hương Ngải huyện Thạch Thất – TP Hà Nội .

          Khi lên 5 tuổi ông bị một trận ốm nặng để lại “di chứng” teo nhỏ 1 chân , nên đi lệch người và chậm chạm, từ đó không đi xa và lao động nặng nhọc được . Hàng ngày ông đảm nhiệm những công việc phụ trong gia đình, sau ông làm nghề cắt may quần áo cho bà con nông dân. Từ khi máy may “công nghiệp” phát triển và  “mốt” quần áo cũ bị lạc hậu nên ông thất nghiệp chuyển sang chăn nuôi  lợn nái  và khoảng 50-60 con gà . Rồi  chăn nuôi gia súc gia cầm cũng chuyển sang chăn nuôi “theo công nghiệp” nên ông lại phải chuyển sang nghề đan lát rổ sảo, thúng , nia … phục vụ nhà nông. Mặc dù nay rổ rá … làm bằng đồ nhựa vừa nhanh vừa rẻ, nhưng nhiều thứ nhà nông cần thiết vẫn phải dùng đan lát bằng tre, nứa … nên ông Liên vẫn túc tắc cặm cụi ngồi đan giữa làng nghề, tuy là lãi chẳng được là bao. Còn bà Xuyến vợ ông là  một người phụ nữ đảm đang nội trợ lam làm, mọi việc sản xuất nông nghiệp mình bà đảm nhiệm. Mỗi vụ cấy gặt hơn 6 sào ruộng, nên hàng ngày bà lam lũ ở ngoài đồng ruộng. Năm 2006 bà còn tranh thủ thời gian mỗi tuần 2 buổi đi học lớp “IPM” kỹ thuật khoa học để về áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nên vụ lúa nào “bà cũng làm tốt cho năng suất cao hơn mọi nhà. Song quanh năm chỉ có thu nhập như trên, mà duy trì cuộc sống sinh hoạt của 8 miệng ăn (mẹ già, 2 vợ chồng và 5 người con) và trang trải mọi thứ trong gia đình, mới thấy hết được khó khăn thiếu thốn nhường nào, nhưng ông bà không bao giờ “to tiếng” với nhau, mà thường xuyên động viên nhau “ thắt lưng buộc bụng” để nuôi con ăn học nên người. Tấm gương mẫu mực lao động, nết na dịu hiền, của bố mẹ đã gieo vào tâm hồn các con , họ bảo ban nhau chịu đựng thiếu thốn chăm chỉ học tập.

 Họ “ thi đua ngầm với nhau”, cả 5 anh chị (2 trai, 3 gái) ở các cấp học người nào cũng đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, lần lượt bước vào các trường đại học. Khi trở thành sinh viên họ tiếp tục phấn đấu vừa học giỏi vừa đi làm”gia sư” hoặc tìm thêm việc làm, để có tiền đóng học phí và tự nuôi mình, chỉ xin bố mẹ mỗi tháng cho 15 cân gạo.

      Nay người anh cả Cấn Văn Hoán  là kỹ sư cầu đường, Cấn Thị Nga tốt nghiệp địa học Thương mại, Cấn Thị Hằng tốt nghiệp đại học Y khoa, Cấn Thị Nguyệt tốt nghiệp  đại học Bách Khoa, khi ra trường họ đều được cơ quan nhà nước tiếp nhận, công tác ổn định và đều đã có gia đình riêng, đặc biệt người em út Cấn Văn Hảo lại học giỏi hơn anh chị. Suốt 5 năm là sinh viên trường đại học Sư phạm I Hà Nội. Hảo đều đạt học sinh giỏi môn toán, được cấp học bổng toàn phần. Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua Hảo đạt thủ khoa của lớp, Á khoa của trường, được lãnh đạo nhà trường giữ lại bồi dưỡng thêm 1 năm nữa, rồi gửi đi nước ngoài học tiếp.

 

 

 

     Ông Liên bà Xuyến năm nào cũng được bà con thôn xóm bình chọn là “Gia đình văn hóa tiêu biểu” ở địa phương. Năm 2005 bà Xuyến được Ủy ban MTTQ huyện Thạch Thất bình xét, chọn cử đi dự Hội nghị “Gia đình văn hóa” tiêu biểu cấp tỉnh, được ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) tặng bằng khen.

 

      Nhiều người ở xã Hương Ngải thường lấy tấm gương gia đình ông , bà để nuôi dạy và động viên con cháu phấn đấu, tu chí học hành thành đạt nên người ■

Gửi bình luận

Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài


Loại Mua Bán

Đ?ẩm:

°C

Đ?ẩm:

°C