Hương Ngải một làng quê thuần nông xa đô thị, thời xưa dân cư còn thưa thớt, đời sống kinh tế còn nghèo đi lại vất vả, nhất là việc học hành, thi cử rất khó khăn tốn kém. Vậy mà qua các triều đại nơi đây đã có 6 người thi đỗ 6 Thái học sinh và tiến sỹ, 53 người đỗ cử nhân, tú tài được khắp vùng “xứ Đoài” ca ngợi làng quê hiếu học. Trong số người đỗ đạt trên có 8 vị sau đó theo sự nghiệp Võ Công Thành đạt, trong đó có 1 vị quận công, 2 vị tước hầu, 5 vị tướng quân, nhưng đặc trưng là các vị đi làm tướng ở làng Hương, nhưng đều gìn giữ được phẩm giá thanh khiết của làng quê, mang đức tính cần cù, trung thực, lối sống giản dị, liêm khiết thương dân…
Phẩm giá đó được người đời ca ngợi nay vẫn còn lưu lại ở địa phương “văn đăng khoa đệ, võ đường nhung binh”.
Để lưu danh tên tuổi các vị tiền nhân có chí học hành, làm nên sự nghiệp, dân làng đã xây dựng khu “Võ Chỉ” ở ngoài cửa đình Đông Thanh về phía góc trái, sát trục đường làng, khuân viên chật hẹp nhưng vuông vức, xây tường đá ong bao quanh chỉ để 1 cửa vào, bên trong ở chính giữa xây ban thờ, bên tả cạnh ban thờ dựng 1 tấm bia đá khắc ghi “lời tựa” phía bên Hữu dựng tấm bia đá khắc tên và tóm tắt sự nghiệp 8 vị võ tướng.
Sau khi xây dựng Võ chỉ xong, hằng năm xuân , thu nhị kỳ vào ngày 15 tháng giêng và 15/8 âm lịch, các hàng cai đội trong làng hội tụ đến tế lễ. Đến khi cách mạng giành được chính quyền tháng 8/1945 thì dân làng chẳng thấy ai đến tế lễ và “nhòm ngó” trông nom để khu Võ chỉ cỏ mọc um tùm, ban thờ rêu mốc, 2 bia đá đổ xiêu vẹo bị cỏ phủ kín.
1 lần cụ Nguyễn Hữu Khác ở thôn 2 xuống họp ở đình Đồng Thanh cụ Khác nói “hôm đó khoảng trung tuần tháng 8.1963” nhân lúc nghỉ giải lao cụ ra ngoài vô tình ngó vào khu võ chỉ thấy 2 tấm bia đổ, cụ vào trong vạch cỏ lau chùi sạch, 1 bia nổi lên những dòng chữ Hán, cụ liền lấy giấy bút sao chép lại nguyên văn tấm bia ghi danh 8 vị tướng quân, còm tấm bia kia chưa kịp ghi lại thì đã quá giờ giải lao.
Đến thời kỳ đế quốc Mỹ “leo thang” bằng “không quân” đến bắn phá miền Bắc nước ta. Hồi đó đang khan hiếm vật liệu nên xã cho dỡ bức tường “Võ chỉ” đem xây vào những việc công ích khác, còn 2 tấm bia đá trong Võ chỉ “không cánh mà bay” chẳng ai biết hai tấm bia mất từ bao giờ. Năm 2006 xã tu sửa lại đoạn trục đường trong làng, khi máy cẩu xúc đất ở độ sau khoảng 1m thì thấy tấm bia đá, may lúc đó 1 cán bộ văn hóa xã tới nhờ cẩu tấm bia lên, rửa sạch hiện ra những dòng chữ Hán trong bia, liền mời cụ Nguyễn Mạnh Toàn ở thôn 3 (cụ Toàn biết chữ Hán) dịch ra mới biết đây là tấm bia ghi “lời tựa” ở Võ chỉ xưa lại bị vùi ở đoạn cống qua đường cách Võ chỉ khoảng hơn 200 mét, được khênh về “ tạm gửi” vào đình Đông Thanh.
Bia văn chỉ xã Hương Ngải |
Còn tấm bia ghi danh tên 8 vị tướng quân của làng nay đang bị vùi lấp ở đâu chưa rõ. Còn khu đất võ chỉ thời xưa thì nay chỉ còn vừa đủ xây dựng 3 gian nhà nhỏ hẹp gọi là “nhà văn hóa” thôn 5 – nhưng thường xuyên cửa đóng then cài…
Như vậy xã Hương Ngải đã mất một di tích lịch sử, nhất là lớp tuổi trẻ hiện nay ở xã thì chẳng ai biết tý gì về ‘ di tích võ chỉ” thời xưa ở quê mình. Thực tế cho thấy các di tích lịch sử văn hóa có vai trò như một nhịp cầu nối giữa hiện tại và quá khứ. Bảo vệ các di tích lịch sử là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích chính là giữ gìn nét văn hóa của mỗi làng quê rên địa bàn huyện ■
Ngọc VânLoại | Mua | Bán |